Đăng nhập
ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG - KHƠI NGUỒN TRÍ TUỆ - CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
Gia sư Vật lý Gia sư Toán học cấp 2 và 3 Gia sư Giải toán trên mạng lớp 6 Gia sư Địa lý Gia sư Anh văn Nguyễn Thị Thảo- Dạy tiếng Anh cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, ôn thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Huỳnh Thị Hồng Nhung -Dạy tiếng anh tất cả các lớp 1-12, khu vực gần bến xe trung tâm Khoá học Phương pháp học hiệu quả + Rèn luyện tư duy Nguyễn thị Phương Dung - Gia sư các lớp (Đã có kinh nghiệm suốt 4 năm) Nguyễn Thị Bích Truyền - Dạy kèm tiếng anh cấp 1-2 Nguyễn Thị Thừa - Dạy kèm các em cấp Tiểu Học, các môn tự nhiên của cấp Trung Học. Nguyễn Đức Toàn-Dạy môn : Ngữ Văn cấp 2 hoặc Tiếng Anh 6,7,8 Khu vực dạy thuận lợi tại phường Hải Cảng hoặc các phường lân cận Hoàng Thị Ngọc Huệ - Dạy kèm anh văn cấp 2 & 3 - Qui nhơn Phạm Trúc - Gia sư môn Toán - Lý - Hóa cấp 2; Môn Hóa cấp 3 Nguyễn Thanh Liêm - Nhận dạy kèm Toán Lý Hóa cho các lớp Phạm Thị Luyến - Dạy các lớp 1,2,3,4,5. Khu Vực thành phố Quy Nhơn Lê Thị Mỹ Bình - Nhận dạy kèm môn ngữ văn cấp 2, 3 - Nhận dạy kèm học sinh tiểu học Văn Thị Thiên Nga - Dạy Anh văn  từ lớp 1-12 + Luyện nghe, nói cho người vừa bắt đầu học tiếng Anh Giáo viên (đã tốt nghiệp ĐH) - nhận kèm, rèn chữ, chuẩn bị bài vở cho hs từ lớp 1 đến lớp 7 Lưu thị Hoàng Ngâu - Nhận dạy kèm các lớp 1-2-3

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Cấu hình Facebook like box để sử dụng chức năng này

Lượt xem: 103

Study Guides and Strategies

Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill.

Vượt qua sự lo lắng thử nghiệm

Trong bài kiểm tra, tuy ở những cấp độ khác nhau hầu hết hoc sinh, sinh viên đều cảm thấy hồi hộp.
Tuy nhiên, một khi mà sự hồi hộp ấy ảnh hưởng tới chất lượng của bài kiểm tra thì nó đã trở thành một vấn đề.

Sự chuẩn bị nói chung/gây dựng lòng tự tin
Hãy đánh giá vị thế và những khả năng của bạn
Thầy cô có thể giúp đỡ bạn trong lĩnh vực này, hoặc bạn cũng có thể làm theo những hướng dẫn của chúng tôi trong mục này:

  • Phát triển tốt những thói quen trong học tập và các chiến thuật
  • Quản lí thời gian (đối phó với sự trì hoãn, mất tập trung và sao nhãng)
  • Sắp xếp tài liệu sao cho thích hợp nhất để đọc và học
    Hãy làm từng bước một để có thể đặt ra một chiến thuật, đừng quá đà
  • Những áp lực từ bên ngoài
    Kết quả của sự thất bại/ thành công (điểm số, việc bạn trượt hay đỗ), áp lực từ bạn bè, sự ganh đua ..v.v…
  • Hãy xem lại xem bạn đã làm bài kiểm tra như thế nào trong thời gian qua
    để có thể phát huy và học từ những sai sót của chính mình.

Những chuẩn bị cho bài kiểm tra để giải tỏa sự lo âu

  • Hướng về bài kiểm tra với sự tự tin
    Hãy tìm mọi cách có thể để cá nhân hóa thành công: khả năng quan sát, tính logic, tự nói chuyện với bản thân, luyện tập, làm việc theo nhóm, ghi chép..v.v…
    Hãy coi bài kiểm tra là nơi để bạn chứng tỏ bạn đã học nhiều như thế nào và để bạn có thể nhận được một phần thưởng cho công sức mà bạn đã bỏ ra.
  • Hãy sẵn sàng!
    Học thật kĩ bài học của bạn và xem xem bài học nào là cần thiết nhất cho bài kiểm tra. Sử dụng bản liệt kê các thứ cần kiểm tra.
  • Chọn một tư thế thoải mái nhất để làm bài kiểm tra
    Ánh sáng vừa đủ và ít bị mất tập trung nhất
  • Cho phép mình được thoải mái về thời gian, 
    đặc biệt là để làm những gì bạn cần phải làm trước khi bắt tay vào bài kiểm tra nhưng vẫn phải đến chỗ làm bài kiểm tra sớm hơn một chút
  • Tránh phải nhồi nhét ngay trước khi kiểm tra
  • Cố gắng tập trung một cách thoải mái
    Không nên nói chuyện với các học sinh chưa chuẩn bị bài học, những học sinh tỏ thái độ không hay, hoặc những học sinh làm bạn sao nhãng sự chuẩn bị của mình
  • Bạn có thể làm cho đầu óc được nhanh nhẹn hơn
    bằng cách luyện tập thể thao
  • Phải ngủ thật ngon
    vào đêm trước ngày kiểm tra
  • Không được để đói bụng mà đi làm bài kiểm tra
  • Hoa quả tươi va rau xanh là một cách hữu hiệu để giải tỏa lo lắng
    Những thức ăn gây căng thẳng gồm những thức ăn được làm sẵn, các chất hóa học làm ngọt, nước ngọt có ga, sôcôla, trứng, những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt lợn, thịt đỏ, đường, những sản phẩm làm từ bột mì, bim bim, những thức ăn chứa nhiều chất bảo quản hoặc nhiều gia vị.
  • Hãy ăn gì đó nhè nhẹ
    để giúp bạn tránh được sự hồi hộp.
  • Tránh những thức ăn chứa nhiều đường (kẹo) vì nó có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu

Trong lúc làm bài

  • Đọc thật kĩ yêu cầu của đề bài
  • Bố trí quỹ thời gian làm bài của bạn sao cho thật hợp lí
  • Thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn
  • Nếu bạn không nghĩ ra câu trả lời, hãy để đó và chuyển sang câu khác
  • Nếu bạn đang phải làm một bài viết 
    mà bạn đột nhiên không nhớ được gì, hayc họn một câu hỏi nào đó và bắt đầu viết, có thể nó sẽ giúp bạn nhớ lại được những gì bạn đã học.
  • Đừng hoảng loạn
    khi thấy mọi người bắt đầu nộp bài, vì có nộp sớm hơn cũng chẳng có ích lợi gì.

Nếu bạn nhận thấy mình đang căng thẳng giữa lúc làm bài thi

  • Hãy thoải mái đi, bạn đang kiểm soát được mọi việc mà
    Hãy hít thật sâu và thở ra thật mạnh
  • Đừng nghĩ tới sự sợ hãi
    Dừng lại, nghĩ về bước tiếp theo và từng bước thực hiện tiếp bài làm của bạn
  • Hãy sử dụng những cách động viên bản thân sao cho thích hợp
    Hãy nhận thấy rằng bạn đã và đang cố gắng hết mình
  • Trừ một số sự hồi hộp
    Nó sẽ như một sự nhắc nhở rằng bạn đang cố gắng hết sức và sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm bài
    Tuy nhiên nhớ là phải giữ nó ở trong một mức độ nhất định
  • Bạn phải hiểu hồi hộp cũng là một "thói quen"
    và bạn cần phải luyện tập để sử dụng nó như một phương tiện để đến với thành công.

Sau bài kiểm tra, hãy xem lại xem bạn đã làm bài thế nào

  • Chỉ ra những cách làm nào có hiệu quả và cố giữ vững nó
    Cho dù những điều này có nhỏ nhặt đến đâu thì nó cũng đang giúp bạn đặt những viên gạch nhỏ để tiến tới thành công
  • Chỉ ra những phương thức nào đã không giúp ích được gì cho bạn
  • Tự chúc mừng vì bạn đang đi đúng đường để có thể vượt qua những chướng ngại vật.

Hãy tìm đến những trung tâm dữ liệu ở trường bạn để tìm kiếm sự trợ giúp.

Nếu bạn tự nhận thấy rằng mình có vấn đề với sự lo lắng về bài kiểm tra,
hãy thông báo cho thầy cô của bạn trước khi làm bài kiểm tra (và không phải là chỉ trước có vài phút)
Sẽ có thể có những cách khác để đánh giá năng lực của bạn về môn học đó.

Bản in

 
Mời quí phụ huynh, học sinh, sinh viên đăng ký

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn