Study Guides and Strategies
Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill.
Các bài thi trắc nghiệm
Những câu hỏi trắc nghiệm thường bao gồm một mệnh đề,
hay một phần của một mệnh đề cùng với ba đến năm phương án để bạn lựa chọn
Cách thức làm dạng bài này
- Đọc thật kĩ hướng dẫn
Để biết xem mỗi câu hỏi chỉ có một hay hai phương án trả lời đúng
Để biết xem bạn có bị trừ điểm nếu đoán hay không
Để biết xem bạn có bao lâu để hoàn thành(điều này sẽ ảnh hưởng tới cách thức làm bài của bạn)
- Đọc trước toàn bộ bài kiểm tra
Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước
Đánh dấu những câu mà bạn cho rằng theo một cách nào đó thì bạn có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó - Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn
Bạn có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi - Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và câu trả lời
Rất có thể bạn đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước
Các phương án trả lời
Tăng cường những lợi thế của bạn, suy nghĩ thật thấu đáo
Nắm chắc các phương án, đọc kĩ phần gốc của từ, và thử trả lời
Chọn phương án gần nhất với câu trả lời của bạn
Đọc từ gốc với từng phương án
Coi mỗi phương án chọn lựa là một câu hỏi đúng/sai và nhiệm vụ của bạn là phải chỉ ra đâu là câu đúng
Cách để trả lời những câu hỏi khó
- Loại trừ những phương án mà bạn biết là sai
Nếu được phép, bạn đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai - Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án
Bằng cách này, bạn có thể giảm bớt các lựa chọn của bạn và tiến đến lựa chọn chính xác nhất - Những phương án mà về mặt ngữ pháp không phù hợp với ngữ cảnh của câu gốc trong đề bài
- Những phương án mà bạn cảm thấy hoàn toàn mới lạ đói với bạn
- Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối
Cố thay thế những tư với ý tuyệt đối đó bằng các từ có tính chất hạn chế, chẳng hạn như thỉnh thoảng thay thế cho luôn luôn, hay thử xem một vài người nhất định có thể thay thế cho mọi người hay không, và từ đó, bạn có thể loại bớt những đáp án đó. - “Tất cả những ý trên”
Nếu bạn thấy có tời ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác. - Số các câu trả lời
Loại ra những câu ở trên và dưới để tập trung vào những câu ở giữa - Những phương án trông “giông giống”
Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt - Hai lần phủ định
Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó - Những phương án ngược nhau
Nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ mọt trong hai phương án đó là đáp án chính xác - Ưu tiên những phương án có những từ hạn định
Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời - Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng
So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì
Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn
Đoán
- Luôn đoán nếu không bị trừ điểm
khi đoán hoặc loại trừ các khả năng - Đừng đoán nếu bạn bị trừ điểm
và nếu bạn không có một cơ sở nào cho chọn lựa của bạn - Thay đổi đáp án đầu tiên của bạn
chỉ khi bạn đã chắc chắn, hoặc có những gợi ý nào trong bài chỉ ra rằng việc bạn thay đổi là đúng đắn
Nhớ rằng bạn đang cần tìm đáp án thích hợp nhất,
chứ không chỉ là đáp án đúng, không phải là đáp án luôn đúng trong mọi trường hợp, mà không có ngoại lệ
Bài viết liên quan :
Chuẩn bị cho bài kiểm tra | Dự đoán nội dung kiểm tra | Xem xét các công cụ để kiểm tra | Vượt qua sự lo lắng thử nghiệm | Tổ chức tham gia thử nghiệm | Nhồi nhét | Chuẩn bị khẩn cấp cho bài kiểm tra |Một vài mẹo nhỏ để bạn có thể làm tổt hơn trong bài kiểm tra | Đúng sai kiểm tra | Các bài thi trắc | Dạng bài kiểm tra được mở sách vở | Những dạng bài kiểm tra bao gồm những câu trả lời ngắn gọn | Bài thi vấn đáp | Bài luận kiểm tra | Bài luận từ | Học cách học | Học tập như một vận động viên hoặc người thực hiện | Học bằng mọi giác quan | Học tập như người lớn | Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) | Suy nghĩ thành lời/phát ngôn thầm | Học qua nhãn quan, định vị

Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU TÌM GIA SƯ ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ KỶ NĂNG SỐNG TUYỂN DỤNG LIÊN HỆ
DÀNH CHO SINH VIÊN DÀNH CHO HỌC SINH TẢI TÀI LIỆU HỌC TẬP DÀNHCHO GIA SƯ DÀNH CHO PHỤ HUYNH
HIỆP HỘI GIA SƯ SƯ PHẠM QUI NHƠN - BÌNH ĐỊNH