Đăng nhập
ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG - KHƠI NGUỒN TRÍ TUỆ - CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
Gia sư Vật lý Gia sư Toán học cấp 2 và 3 Gia sư Giải toán trên mạng lớp 6 Gia sư Địa lý Gia sư Anh văn Nguyễn Thị Thảo- Dạy tiếng Anh cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, ôn thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Huỳnh Thị Hồng Nhung -Dạy tiếng anh tất cả các lớp 1-12, khu vực gần bến xe trung tâm Khoá học Phương pháp học hiệu quả + Rèn luyện tư duy Nguyễn thị Phương Dung - Gia sư các lớp (Đã có kinh nghiệm suốt 4 năm) Nguyễn Thị Bích Truyền - Dạy kèm tiếng anh cấp 1-2 Nguyễn Thị Thừa - Dạy kèm các em cấp Tiểu Học, các môn tự nhiên của cấp Trung Học. Nguyễn Đức Toàn-Dạy môn : Ngữ Văn cấp 2 hoặc Tiếng Anh 6,7,8 Khu vực dạy thuận lợi tại phường Hải Cảng hoặc các phường lân cận Hoàng Thị Ngọc Huệ - Dạy kèm anh văn cấp 2 & 3 - Qui nhơn Phạm Trúc - Gia sư môn Toán - Lý - Hóa cấp 2; Môn Hóa cấp 3 Nguyễn Thanh Liêm - Nhận dạy kèm Toán Lý Hóa cho các lớp Phạm Thị Luyến - Dạy các lớp 1,2,3,4,5. Khu Vực thành phố Quy Nhơn Lê Thị Mỹ Bình - Nhận dạy kèm môn ngữ văn cấp 2, 3 - Nhận dạy kèm học sinh tiểu học Văn Thị Thiên Nga - Dạy Anh văn  từ lớp 1-12 + Luyện nghe, nói cho người vừa bắt đầu học tiếng Anh Giáo viên (đã tốt nghiệp ĐH) - nhận kèm, rèn chữ, chuẩn bị bài vở cho hs từ lớp 1 đến lớp 7 Lưu thị Hoàng Ngâu - Nhận dạy kèm các lớp 1-2-3

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Cấu hình Facebook like box để sử dụng chức năng này

Lượt xem: 50
Hành Trang Nghề Gia Sư

Có rất nhiều công việc làm thêm khác nhau, tùy theo sở thích và năng lực của mỗi người như PG, nhân viên bán hàng, phục vụ nhà hàng, cộng tác viên báo, … trong đó, gia sư là công việc mà hầu hết sinh viên, học viên đã chọn bởi đây là công việc trí óc vốn có sẵn mà bạn đã tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện. Bạn không chỉ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống mà còn có thêm nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm sống, đặc biệt là biết tôn trọng đồng tiền làm ra, tăng khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội.

Ngày nay, quý phụ huynh và các em học sinh có vô vàn lựa chọn gia sư cho con em mình. Nhưng điều các bậc phụ huynh quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm dạy và truyền đạt. Một vài bậc phụ huynh dựa vào số năm kinh nghiệm, số lượng học sinh để đánh giá kinh nghiệm của gia sư. Nhưng những sinh viên, học viên mới bước vào nghề gia sư, đừng lo lắng về những điều đó, bởi nó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn.

Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh. Dưới đây là những kinh nghiệm nhỏ mà trung tâm gia sư online xin chia sẻ để giúp bạn trở thành một gia sư tốt.

1.    Luôn vui vẻ và tìm được điểm chung với học sinh

Đây có thể là điều tất nhiên, vì chả có ai thích một gia sư mà luôn nghiêm ngặt, chỉ biết dạy mà không nắm bắt được học sinh mình đang quan tâm và suy nghĩ gì.  Chính vì thế trong thời gian nghỉ ngơi ngắn, bạn có thể kể một câu chuyện vui hay chia sẻ sở thích, tâm lý lúc mình cùng tuổi với học sinh từ đấy học sinh sẽ mở rộng lòng để chia sẻ về bản thân. Đây là cách nắm bắt tâm lý, sở thích cá nhân của từng học sinh bởi khoảng cách giữa gia sư và học sinh đã được xóa bỏ. Nhưng cũng đừng nên quá đà, hoặc chỉ biết luyên thuyên ngồi tám suốt buổi học.

Hãy thể hiện điều này ngay buổi gia sư đầu tiên. Đây là một điều vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Trong buổi đầu tiên này, trung tâm gia sư online khuyên bạn:

-      Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.

-      Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm được trình độ, ưu nhược điểm của các em từ đó định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.

-      Nên dành 10 – 15 phút trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong học tập, giao tiếp. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình.
 

2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi học sinh của bạn phải học hoặc tập trung trong thời gian dài, khả năng tiếp thu và trả lời câu hỏi của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế đây là điều cực kỳ quan trọng. Bạn có thể tạo thời gian nghỉ cho học sinh bằng cách kể chuyện cười hoặc chia sẻ những tâm sự trên lớp, ở nhà mà học sinh vẫn chưa có cách xử lý. Tuy nhiên, thời gian nghỉ không nên dài quá 5 phút, bởi thời gian bạn kèm học sinh đó là rất ngắn (thường từ 1,5 tiếng – 3 tiếng).

 

3. Không ép học sinh làm bài quá khó

Phần lớn những học sinh học nhờ gia sư kèm thêm có học lực trung bình hoặc khá; kiến thức có thể nắm chưa vững hoặc còn thiếu sót. Vì vậy, bước đầu bạn làm một bài kiểm tra tổng quan để đánh giá học lực, từ đó mà bạn có cách truyền đạt kiến thức phù hợp, các dạng bài tập từ dễ trước và số lượng bài tập của một dạng. Điều này tạo hứng thú và động lực cho học sinh của bạn, hơn nữa học sinh sẽ không cảm thấy tự ti.

Hãy luôn tâm niệm, học sinh của bạn không dở, chỉ là do các em chưa có người bên cạnh để cùng nhau mở từng nút thắt.

4. Công bằng

Không được la mắng hay tỏ thái độ khó chịu khi học sinh của bạn làm sai hoặc cảm thấy khó hiểu. Không ra điều kiện nếu như họ chưa hoàn thành bài bạn giao như: phạt thêm bài tập… Như vậy sẽ khiến bạn và học sinh của bạn có một khoảng cách. Hơn nữa, cần phải nhắc nhở khéo léo và tìm hiểu nguyên nhân nếu họ không làm theo yêu cầu của bạn. Trường hợp xấu nhất là bạn dứt khoát nói tình hình với phụ huynh để phối hợp cùng giải quyết và có thể xin thôi kèm học sinh.

5. Hãy luôn đúng giờ và thẳng thắn với phụ huynh

Một gia sư tốt trong mắt của phụ huynh ít nhất phải là người có trách nhiệm, làm việc đúng giờ và hạn chế tối đa việc đi trễ hoặc hủy buổi học. Ngoài ra việc thường xuyên báo cáo tình hình học tập của học sinh với phụ huynh cũng rất quan trọng. Bạn nên thẳng thắn nhận xét, xen lẫn vào đó là phải thể hiện sự nhiệt tình hướng dẫn của mình trong suốt quá trình hướng dẫn em học sinh đó. Đồng thời, bạn cũng như cầu nối giữ phụ huynh và học sinh, bởi có những điều ba mẹ và học sinh không thể chia sẻ được với nhau.

Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà trung tâm gia sư online mang tới cho các bạn gia sư, hy vọng nó là hành trang khi bạn quyết định làm gia sư. Chúc các bạn có những công việc và trải nghiệm thú vị!!!!

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm làm gia sư hữu ích mà trung tâm gia su muốn giới thiệu cho bạn. Để trờ thành một gia su chuyên nghiệp thì việc trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm làm gia sư là vô cùng quý giá. Thông qua những kinh nghiệm làm gia sư này, chúng tôi mong bạn ngày càng hoàn thiện mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.

Bản in

 
Mời quí phụ huynh, học sinh, sinh viên đăng ký

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn